Phong cách nội thất Nhật Bản
04-13-2022
12
1. Phong cách thiết kế nội thất Nhật Bản – Lịch sử
Lịch sử kiến trúc Nhật được hình thành lâu đời với sự phong phú, đa dạng, có giá trị nghệ thuật cao. Tuy có ảnh hưởng một phần từ Trung Quốc nhưng hầu hết các lối kiến trúc nội thất Nhật Bản đều được thiết kế rất độc đáo, phá cách, mang đến cảm giác mới lạ và thực tế. Tại sao lại là thực tế? Bởi các kiến trúc này đều tận dụng nguồn vật liệu có sẵn.
Đầu năm thứ 7 TCN (trước Công nguyên), các kiến trúc sư đã cho ra đời bản vẽ thiết kế ngôi nhà truyền thống của Nhật. Ngôi nhà này được thi công với chất liệu gỗ kết hợp cùng sàn đất, được ứng dụng rộng rãi ở nhiều địa phương tại Nhật.
Khoảng 600 năm sau đó, kiến trúc Nhật đã có bước tiến mới khi những tòa nhà được xây dựng bằng đá và gỗ xuất hiện. Nhiều nghiên cứu cho rằng, lối kiến trúc này bị ảnh hưởng mạnh mẽ từ kiến trúc của Hàn Quốc. Tuy nhiên, nó duy trì không được bao lâu thì đã biến mất hoàn toàn.
Cũng tại thời điểm này, kiến trúc Nhật lại hình thành các công trình đền thờ được làm bằng gỗ, bị ảnh hưởng bởi kiến trúc nội địa và phương Tây, nhất là Frank Wright, một kiến trúc sư nổi tiếng thời bấy giờ.
Từ đầu thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ thứ 9 (thời kỳ Heian), các đền thờ có cấu trúc bằng gỗ, được giới quý tộc xây dựng, xuất hiện ngày càng nhiều, với số lượng cực lớn. Các đền thờ này có thiết kế rất đa dạng và cuốn hút.
Vào thời đại Muromachi, Kamakura thì kiến trúc Nhật Bản đã có sự tinh giản nhiều, đặc trưng là các ngôi nhà uống trà bằng gỗ và có thêm mái che.
[99+] Mẫu thiết kế nội thất chung cư, căn hộ đẹp hiện đại 2021
Và sau chiến tranh thế giới thứ hai, kiến trúc của Nhật có sự thay đổi, những phong cách thiết kế nội thất hiện đại bắt đầu chiếm ưu thế.
Lối kiến trúc Nhật lúc bấy giờ thường sử dụng chất liệu làm từ kim loại và bê tông. Tòa nhà Chính phủ ở thành phố Tokyo là công trình nổi bật cho sự thay đổi nội thất phong cách Nhật Bản.
2. Các đặc điểm trong thiết kế nội thất phong cách Nhật Bản
2.1. Màu sắc đơn giản
Trong các xu hướng thiết kế phong cách Nhật Bản, tất cả đều hướng đến sự tối giản, kể cả các đồ nội thất. Thế nên, màu sắc sử dụng cho phong cách này cũng được đơn giản hóa thông qua các màu từ tự nhiên như gỗ, màu xám từ gạch ốp hoặc màu xanh mang đến không gian đầy sức sống của cây,… Các màu sắc này đã tạo nên một tổng thể hài hòa trong phong cách thiết kế nội thất Nhật Bản.
2.2. Vật liệu sử dụng trong phong cách nội thất Nhật Bản
Nội thất Nhật chú trọng yếu tố tự nhiên nên việc sử dụng các vật liệu như tre nứa hay cây tuyết tùng trong thiết kế là điều có thể đoán trước. Các loại vật liệu này không những được ứng dụng trong việc xây nhà mà còn dùng để làm đồ thủ công mỹ nghệ độc đáo và rất bắt mắt.
2.3. Sử dụng yếu tố thiên nhiên
Phong cách thiết kế Nhật Bản rất coi trọng việc sử dụng các yếu tố thiên nhiên. Vì thế, các loại cây như tre, bonsai, cọ hay phong lan được đưa vào dùng phổ biến trong trang trí phong cách Nhật.
Bên cạnh đó, bạn nên thiết kế các khung cửa sổ lớn để có được nguồn sáng tự nhiên và ngắm cảnh đẹp một cách tốt nhất.
2.4. Bồn tắm
Từ lâu, người Nhật đã hình thành văn hóa tắm Onsen do ảnh hưởng của ngũ hành phương Đông, nhất là hành Thủy. Thế nên, trong thiết kế nội thất phong cách Nhật Bản thường chú trọng đến thiết kế bồn tắm, là yếu tố được chăm chút kỹ nhất dù xây nhà nhỏ hay lớn.
Bồn tắm được xem là thiết bị giúp bạn thư giãn tốt nhất sau giờ làm việc căng thẳng, mệt mỏi. Chính vì lẽ đó mà nó ngày càng được ưa chuộng, và không thể nào thiếu được trong phong cách thiết kế nội thất Nhật Bản.
2.5. Cửa trượt gỗ
Cửa trượt gỗ được xem là một trong những đặc điểm nổi bật cho phong cách thiết kế Nhật Bản. Người Nhật thường sử dụng cửa trượt gỗ thay cho cửa cánh nhằm tiết kiệm cả về chi phí và diện tích.
Loại cửa này thường làm bằng khung gỗ và dán giấy mờ mịn, hiện nay, nhiều người dùng kính thay cho giấy để bắt kịp xu hướng. Bên cạnh đó, việc sử dụng kính cũng mang lại lợi ích lớn là tận dụng tốt nguồn ánh sáng tự nhiên.
2.6. Nội thất từ gỗ và tre
Việc sử dụng nội thất từ tre và gỗ sẽ mang lại không gian vẻ đẹp mộc mạc, nhẹ nhàng hơn. Đặc biệt, bạn sẽ tiết kiệm được kha khá chi phí khi dùng những loại vật liệu mềm này.
2.7. Lối vào của thiết kế nội thất Nhật Bản
Đối với thiết kế theo phong khách Nhật Bản, lối vào sẽ được lát đá và dùng kệ giày làm bằng gỗ. Đồng thời, các kiến trúc sư cũng thiết kế lối vào sao cho có được nguồn ánh sáng tự nhiên lọt vào, mang lại cảm giác thoải mái, thư thái cho không gian.
2.8. Đồ nội thất phong cách Nhật
Theo truyền thống của người Nhật thì đồ nội thất thường bị giới hạn về chiều cao. Vì thế, bạn sẽ rất dễ thấy những chiếc bàn thấp được kết hợp với thảm hay các loại ghế thấp trong phong cách thiết kế nội thất Nhật Bản.
Bạn có thể dùng những chiếc bàn thấp đó để đọc sách, nhâm nhi tách trà ngon hay tán gẫu, thư giãn cùng bạn bè,…
2.9. Chiếu tatami
Chiếu tatami là hình ảnh đặc trưng khi nhắc đến phong cách nội thất Nhật Bản. Loại chiếu này được làm bằng rơm khô, có tên khác là chiếu cói. Chiếu tatami có độ đàn hồi cao, khả năng cách nhiệt khá tốt. Chúng được sử dụng để trải sàn, tạo cảm giác dễ chịu, mát mẻ và thoải mái.
2.10. Tối ưu không gian
Kiểu thiết kế Nhật Bản sẽ giúp bạn tối ưu tốt không gian của mình với những nội thất thông minh, gọn gàng, thuận tiện. Bên cạnh đó, lối thiết kế tối ưu không gian này cũng phù hợp cho những căn hộ nhỏ, dưới 20m2.
3. Làm sao thiết kế nhà phong cách Nhật Bản tối giản và đẹp?
3.1. Phòng khách
Khi thiết kế phòng khách Nhật Bản, bạn nên sử dụng các yếu tố như đường nét vuông vắn, trang trí bằng cây xanh,… Ngoài ra, bạn cần lựa chọn các đồ nội thất tinh tế, ví dụ như lấy bàn trà kiểu Nhật làm điểm nhấn cho không gian phòng khách của bạn.
3.2. Phòng ngủ
Đối với phòng ngủ, bạn chỉ nên dùng những món đồ nội thất đơn giản nhất, được làm từ các vật liệu tự nhiên như gỗ, tre,… Bên cạnh đó, để phù hợp với kiểu trang trí Nhật Bản thì bạn nên chọn giường ngủ trệt, có thể lót thêm chiếu tatami.
3.3. Phòng bếp
Màu sắc tự nhiên được dùng phổ biến khi thiết kế nhà bếp, ví dụ như màu xanh, màu xám,… Đồng thời, với các nội thất có trong phòng bếp thì bạn nên chọn vật liệu là gỗ đá để đảm bảo sự chắc chắn và thời gian sử dụng lâu dài.